Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Bài đăng phổ biến

Người theo dõi

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

SỬ DỤNG CÂY HOÀN NGỌC TRONG CHĂN NUÔI HEO RỪNG

CÂY HOÀN NGỌC TRẮNG VÀ ĐỎ TRONG                         CHĂN NUÔI HEO RỪNG

- Hoàn ngọc trắng (Tên khoa họcPseuderanthemum palatiferum), còn có nhiều tên khác như xuân hoa, cây con khỉ.,cây tu lình, cây lá khỉ, cây hoàn ngọc, cây nhật nguyệt, cây mặt trăng mặt trời, cây trạc mã, cây thận tượng linh, cây mật quỷ, cây lan điền, cây xuân hoa, Tinh hoa bốn cạnh, cây nội đồng, cây lay gàm, Dièng tòn pièng (Dao), Nhần nhéng (Mường).

- Hoàn ngọc đỏ, tên khoa học Pseuderanthemum bracteatum, còn có tên là cây xuân hoa lá hoa, là một loài thực vật trong họ Acanthaceae.

- Cây hoàn ngọc trắng hay đỏ đều có thể sử dụng để trị và phòng bệnh cho heo rất tốt, bởi cây có các thành phần như sterol, flavonoid, đường khử, đường khử và các axit amin có tác dụng kháng khuẩn, nấm, có hoạt tính phân hủy, thủy phân protein nên rất phù hợp để điều trị bệnh đường ruột cho gia súc, đặc biệt là lợn. Giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột cho lợn như tiêu chảy, phân lỏng, phân trắng….
- Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu hoàn ngọc trắng công dụng tốt hơn nhiều so với hoàn ngọc đỏ.
- Sử dụng cây thuốc phòng trị này thay thế cho kháng sinh sẽ giúp giảm được giá thành, tạo nguồn thực phẩm sạch và an toàn.
HEO ĂN CÂY HOÀN NGỌC TỪ NHỎ

ĂN CÂY HOÀN NGỌC KHI ĐÃ TÁCH MẸ

TẬP CHO HEO ĂN CÂY HOÀN NGỌC

CÂY HOÀN NGỌC ĐƯỢC BỔ SUNG VÀO KHẨU PHẦN ĂN HÀNG NGÀY


-Trang Trại Heo Rừng Phương Thoa sẽ hỗ trợ miễn phí giống cây này cũng như một số loại cây khác khi bà con mua giống tại trang trại.
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
               Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

BỆNH HEN SUYỄN TRÊN HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH HEN SUYỄN TRÊN LỢN RỪNG
1. Nguyên nhân
- Bệnh suyễn lợn là một bệnh truyền nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác nhân chính là Mycoplasma kết hợp với các vi khuẩn kế phát như: Pasteurella multocida, APP, Streptococcus, Staphylococcus, các virus, giun phổi, …
- Bệnh có tính chất vùng, thường xảy ra ở thể mạn tính, viêm phế quản phổi, sốt, ho khan, … trên tất cả các giống lợn, mọi lứa tuổi lợn nhưng chủ yếu là ở lợn thịt.
- Bệnh lây lan qua tiếp xúc, qua đường hô hấp. Lợn bệnh là nguồn lây lan và gieo rắc mầm bệnh chính.
 2. Triệu chứng, bệnh tích
  a. Triệu chứng
- Thời gian ủ bệnh từ 8 – 50 ngày tùy thuộc vào lứa tuổi lợn và mức độ mầm bệnh. 
- Lợn con theo mẹ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, viêm mí mắt trước khi có biểu hiện ho thở
- Lợn ho từng cơn, ho nhiều về đêm, ho khan, tần số ho tăng dần, lợn thở thể bụng, ngồi thở như chó ngồi
- Thân nhiệt không tăng hoặc tăng nhẹ
- Lợn kém ăn, chậm lớn, giảm năng suất chăn nuôi
b-Bệnh tích
- Lợn rất ốm, lông bẩn, bết, trên da có các nốt phát ban đỏ
- Bệnh tích điển hình tập trung ở phổi: vùng phổi viêm có màu đỏ nhạt, cắt bên trong có đầy bọt. Sau đó có hiện tượng gan hóa hay nhục hóa, các vùng phổi viêm có tính chất đối xứng.
3. Phòng và điều trị
  a. Phòng bệnh
- Khi mới mua lợn về cần cách ly ít nhất 2 tuần, hoặc hỏi bên trại mua đã tiêm phòng chưa, để có lịch tiêm nhắc hoặc tiêm mới.
- Vệ sinh chuồng trại thường xuyên và đảm bảo chuồng trại luôn khô, sạch, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
- Khi phát hiện lợn bệnh cần cách ly để tránh lây lan.
- Định kỳ sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại 2 tuần/lần
- Tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn lợn định kỳ 6 tháng/lần
 b. Điều trị
- Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị: Spectiomycin, tetracycline, tylosin, tiamulin. Liều lượng 200mg/kg thể trọng. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày
- Sử dụng các loại thuốc trợ sức trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C.
- Khi điều trị phải nhốt cách ly lợn ốm, giữ chuồng luôn khô sạch, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn bệnh .
                      Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)



Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO HEO RỪNG

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO HEO RỪNG

Đối tượng tiêm phòng: 
- Thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm đối với tất cả heo trong trại.
- Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vaccine đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vaccine (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
- Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vaccine chết.
-  Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
- Vaccine phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
Một số lưu ý:
- Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vaccine. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vaccine cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần 
thức ăn). Cũng không nên tiêm vaccine virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
- Một số trường hợp khi tiêm vaccine cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
Trước khi sử dụng bất cứ lọ vaccine nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
  - Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
 - Tên vaccine (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
 - Số lô, số liều sử dụng
 -  Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
 -Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
 Những hư hỏng trong lọ vaccine:
 - Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
 - Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
 - Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có 
bình thường không, vaccine có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vaccine có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vaccine nhũ hóa hay vaccine keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vaccine đã bị hư hỏng không sử dụng được). 

- Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vaccine bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
- Sát trùng bằng cồn 70 độ tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút 
 của lọ chứa vaccine.
- Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vaccine (nhất là vaccine sống nhược độc).

Liều sử dụng vaccine:
Cần sử dụng vaccine (cho uống,  hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vaccine virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vaccine vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau. Sau 2-3 tuần vacxin mới có hiệu lực tạo kháng thể.
 Bảo quản vaccine:
- Vaccine phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vaccine nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, đối với vaccine còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vaccine sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
Phản ứng sau khi tiêm vaccine: 
- Sau khi tiêm vaccine, Heo có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vaccine, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm.Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. 
- Tiêm vaccine còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). heo thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì heo có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin./
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)








Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Ở HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1. Bệnh sán lá ruột lợn
  a. Nguyên nhân
- Bệnh sán lá ruột lợn sán lá ký sinh ở ruột gây ra. Sán hình lá, có màu đỏ hồng, kích thước dài 0,2 – 0,7 cm, rộng 0,8 – 0,2 cm.

- Sán trưởng thành đẻ trứng ở trong ruột. Trứng theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng có lông (mao ấu), ấu trùng chui vào ốc ký chủ trung gian, phát triển qua 4 giai đoạn thành vĩ ấu (ấu trùng có đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén. Kén bám vào các cây cỏ thủy sinh. Lợn ăn rau thủy sinh có kén vào ruột, kén sẽ nở ra sán non. Sán non phát triển thành sán trưởng thành trong ruột và gây bệnh cho lợn.
  b- Triệu chứng, bệnh tích:
-Triệu chứng: Lợn mắc bệnh triệu chứng thường không rõ. Những con nhiễm nặng, sán có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn. Độc tố của sán tác động lên niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy. Do sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng nên khiến lợn còi cọc, tăng trọng kém.
- Bệnh tích: Niêm mạc ruột sần sùi, tăng sinh, viêm loét do tác động của sán lá.
 c. Phòng và điều trị
- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Handertin B, Dovenix.
 2. Bệnh giun đũa lợn
 a. Nguyên nhân
- Do giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn gây nên. Giun đũa lợn màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun trưởng thành dài khoảng 12 – 30cm.
- Giun trưởng thành đẻ trứng trong ruột lợn, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, phát triển thành ấu trùng trong trứng gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm giun đũa.
 b. Triệu chứng, bệnh tích
- Triệu chứng: Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi bị nhiễm giun thường rối loạn tiêu hóa, gầy còm, chậm lớn, xù lông, da thô. Các trường hợp nhiễm giun nặng, lợn có thể bị tắc ruột, đau bụng và gây chết lợn. Lợn trưởng thành triệu chứng không rõ ràng.
- Bệnh tích: Ở gan và phổi có nhiều điểm hoại tử khi ấu trùng giun đũa di hành đến đó. Giun đũa trưởng thành gây tổn thương và viêm tăng sinh niêm mạc ruột
  c- Phòng và điều trị
- Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc 60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị bệnh:
- Dùng một  thuốc sau để tẩy giun:
  ivermectin: Liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.
                        Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIÊM TỬ CUNG: 

Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày.
1. Nguyên nhân:
- Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của heo nái khi phối, heo đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp).
- Bị nhiễm trùng khi sanh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, heo con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của bệnh sót nhau.
2. Triệu chứng: 
Heo sốt 40-41 độ C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng đục hôi thối.
3. Điều trị:
- Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2 g/ngày; Penicillin: 3-4 triệu UI/2 lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 cc/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm: Anagin: 2 ống 5cc; Vitamin C: 2 g/ngày; Dexamethasol: 5-10 mg/ngày.
- Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung.
                          Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

BỆNH MẤT SỮA Ở HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH MẤT SỮA

Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau sanh.
1. Nguyên nhân:
 Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu can xi, năng lượng, Vitamin C, suy nhược một số cơ quan nội tiết.
2. Triệu chứng
Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm môn, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.
3. Điều trị: 
Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày chích bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày (hoặc dùng các chế phẩm kích thích tiết sữa: Lactoxil, Thyroxine… cho nái ăn); chích Oxitoxine: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 cc/ngày 3-4 ngày chích tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 cc/ngày chích tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 cc/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex… và khoáng chất.

Chú ý: Khi dùng Thyroxin đòi hỏi thân nhiệt phải bình thường: 38 – 390C.
                      Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 0164 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

BỆNH TỤ HUYÊT TRÙNG Ở LỢN RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

V. Bệnh tụ huyết trùng:
 1. Nguyên nhân:
- Bệnh tụ huyết trùng lợn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào lợn sẽ gây chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặt biệt trên cơ thể và sau cùng xâm nhập vào máu gây bại huyết toàn thân.
- Lợn ở các lứa tuổi đều mắc bệnh. Nhưng lợn từ 3-6 tháng tuổi dễ mắc bệnh nhất.
- Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa là đường chính, ngoài ra vi khuẩn còn xâm nhập qua đường hô hấp nhất là phần hô hấp trên.
- Sự xâm nhập càng dễ dàng hơn nếu niêm mạc bị tổn thương.
- Lợn bị bệnh do nuôi chung với lợn mang mầm bệnh, thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh hoặc do thời tiết, stress, vệ sinh chuồng trại kém…
  2. Triệu chứng, bệnh tích
   a. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh tối đa 2 ngày có khi vài giờ thường có 3 thể bệnh.
* Thể quá cấp tính
- Thể này phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trước khi chết lợn khỏe mạnh, sau bỏ ăn, sốt cao 420C, chỉ sau vài giờ lợn khó thở rồi bị kích thích thần kinh, chạy lung tung, kêu la và lăn ra chết.
-Tỉ lệ lợn mắc bệnh ở thể quá cấp tính không nhiều.
* Thể cấp tính
- Lợn mắc bệnh phổ biến ở thể này, bệnh diễn tiến nhanh từ vài giờ đến vài ngày.
- Lợn ăn ít hay bỏ ăn, ũ rũ, lười vận động, lợn bị sốt cao 40,5 – 410C.
- Niêm mạc mũi bị sưng đỏ, chảy nhiều nước mũi lúc đầu loãng sau đặc có thể có mủ hoặc máu.
- Lợn bị rối loạn hô hấp khó thở, ho khan, sau ho thành hồi. Khi ho lợn ngồi như chó. Nhịp tim tăng, lợn run rẩy chảy nước mắt
- Trên da ở tai, đùi, khoeo chân và các vùng da mỏng cũng nổi lên từng đốm xuất huyết sau vài ngày sẽ chuyển sang màu tím. Hầu sưng thủy thủng có thể kéo dài đến tận ngực.
- Lợn chết do nhiễm trùng máu kết hợp với phổi bị viêm nặng, không thở
được.
* Thể mạn tính
- Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là hô hấp: lợn khó thở, ho từng hồi (ho liên miên khi vận động nhiều). Tiêu chảy liên miên và kéo dài. Có khi viêm khớp, da bong vảy, đi đứng không vững. Ở thể nặng, miệng xuất hiện màng giả trắng đục có mùi hôi. Sau 5- 6 tuần lợn chết vì suy nhược.
 3. Phòng và điều trị
  a. Phòng bệnh
- Tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn định kỳ 6 tháng/lần
- Phát hiện bệnh sớm, cách ly triệt để những con lợn bị mắc bệnh
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ 2 tuần/lần
- Ủ phân để diệt vi khuẩn gây bệnh
  b. Điều trị
- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị bệnh: + Streptomycin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày + Kanamycin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày
- Oxytetracyclin: dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm liên tục từ 3 - 5 ngày
- Sử dụng thuốc trợ sức, trợ lực: Tiêm cafein, B complex, vitamin C, cho lợn uống dung dịch điện giải hoặc nước đường
- Cách ly lợn ốm để chữa, thực hiện vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt lợn bệnh trong thời gian điều trị.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 0164 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

IV-BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON

- Bệnh thường xảy ra đối với lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi như nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, gió bão,...
- Nguyên nhân của bệnh thường là do lợn mẹ không được ăn đủ chất, đặc biệt là các loại khoáng chất và vitamin làm lợn con kém phát triển, sức đề kháng yếu lại gặp lúc thời tiết thất thường, nền chuồng ẩm ướt nên dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể còn được gây nên bởi tình trạng chậm được bú sữa đầu, sức đề kháng giảm, một số vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy phát triển tăng độc lực gây bệnh ở lợn con yếu.
- Khi nhiễm bệnh, lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu chảy, da nhăn nheo, gầy nhanh, hậu môn thường dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân màu xanh đen, sau chuyển sang màu xám rồi cuối cùng là màu trắng. Lợn hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa được tiêu hóa.
- Bệnh kéo dài khoảng 2 - 7 ngày làm lợn con suy kiệt nhanh, co giật, run rẩy và chết. Tỷ lệ chết từ 50 - 80%.
- Đôi khi cũng gặp trường hợp lợn ở 40 - 50 ngày tuổi nhưng vẫn bị ỉa phân trắng (nếu còn bú mẹ) nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn nhưng còi cọc chậm phát triển.
- Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc lợn mẹ đầy đủ dinh dưỡng ở giai đoạn có thai và nuôi con. Chuồng nuối lợn con cần khô ráo, tránh gió lùa mưa tạt và phải có sân vận động không trơn trượt. Cố gắng cho lợn con bú được sữa đầu sớm nhất. Sớm bổ sung thức ăn cho lợn con đồng thời tiêm thuốc bổ sắt (Dextran sắt) cho lợn con. Đối với lợn mẹ cần tiêm Autovacxin trước 1 - 2 tuần trước khi đẻ hay cho lợn mẹ ương 3 - 4 lần sau khi đẻ.

- Khi lợn đã mắc bệnh, dùng ngay các thuốc độc trị tiêu chảy như Neomyxin, Antidia, Becbenn, nước sắc các loại lá quả chát như hồng xiêm, lá sim, lá ổi,... Đồng thời giữ ấm và khô ráo chuồng.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

III-Bệnh phó thương hàn:
  1. Nguyên nhân:
- Bệnh phó thương hàn là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samolella Choleraesuis (vi khuẩn phó thương hàn lợn) gây ra. Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, phổ biến là lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, ít khi xảy ra ở lợn đến 6 tháng tuổi (chỉ thấy mắc bệnh ở thể mạn tính).
- Vi khuẩn gây bệnh có khả năng tồn tại ngoài môi trường, nếu lợn gặp phải điều kiện bất lợi gây stress như thời tiết thay đổi lúc giao mùa, lúc cai sữa cho lợn con, vận chuyển lợn đi xa, nhập đàn, thay đổi thức ăn một cách đột ngột, thức ăn bị nấm mốc, do ký sinh trùng,…lúc này vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể lợn lây qua đường tiêu hóa (gây bệnh cấp tính trên lợn con). Ngoài ra lợn nái mang thai có thể truyền bệnh cho bào thai.
 2. Triệu chứng, bệnh tích:
 a. Triệu chứng
* Thể cấp tính:
- Lợn sốt cao từ 41 – 41.50C. Giai đoạn đầu lợn táo bón, bí đại tiện, nôn mửa. Sau đó, lợn tiêu chảy phân lỏng màu vàng có mùi rất thối, đôi khi có lẫn máu, con vật kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột nặng.
- Lợn thở gấp, ho, suy nhược do bị mất nước. Cuối thời kỳ bệnh, da tụ máu thành từng nốt, đỏ ửng rồi chuyển thành màu tím xanh ở tai, bụng, mặt trong đùi ngực. Bệnh tiến triển trong 2-4 ngày, lợn gầy còm, còi cọc, tiêu chảy nhiều rồi chết, với biểu hiện ở bụng và chân có vết tím bầm.
* Thể mạn tính:
- Lợn gầy yếu dần, ăn uống giảm sút, chậm lớn thiếu máu, da xanh, có khi trên da có những mảng đỏ hoặc bầm tím.
- Lợn tiêu chảy phân lỏng vàng rất hôi thối.

- Lợn thở khó, ho, sau khi vận động con vật thường mệt nhọc, đi lại khó khăn. Bệnh kéo dài trong vài tuần, một số có thể khỏi bệnh nhưng chậm lớn.
                   b. Bệnh tích:
* Thể cấp tính:
- Lách sưng to, đặc biệt là 1/3 phần ở giữa sưng to hơn, dai như cao su màu xanh thẩm.
- Hạch lâm ba sưng, tụ máu, xuất huyết.
- Gan tụ máu có nốt hoại tử bằng hạt kê.
- Thận có những điểm hoại tử ở vỏ thận.
- Phổi tụ máu và có các ổ viêm, ruột sưng nhiểu nước.
- Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ, có điểm xuất huyết, đôi khi có vết loét như hạt đậu.
Thể mạn tính:
- Bệnh tích chủ yếu ở dạ dày và ruột.
- Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ từng đám. Ở ruột già và ruột non có nhiều đám loét bờ cạn, những đám loét này phủ fibrin.
- Lách không sưng, đôi khi có những nốt hoại tử to bằng quả mận.
- Gan có nốt viêm hoại tử màu xám bằng hạt đậu.
3. Phòng và điều trị
  a. Phòng bệnh
- Mua lợn từ nơi không có bệnh, cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần rồi mới nhập đàn.
- Vệ sinh phòng bệnh: định kỳ sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống, đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và uống sạch, không cho lợn ăn thức ăn hôi thiu, ẩm mốc.
- Nên áp dụng biện pháp cùng vào – cùng ra, chuồng sẽ được để trống khoảng 5-7 ngày.
- Phải sát trùng chuồng trại và dụng cụ thật kỹ sau mỗi lứa lợn.
Phòng bệnh bằng vaccine:

- Định kỳ tiêm phòng vaccin phó thương hàn cho lợn con và lợn thịt theo quy trình tiêm phòng vaccine tại địa phương. Riêng đối với lợn nái, nên tiêm trước khi phối giống 10-15 ngày là tốt nhất, để lợn con sinh ra có khả năng miễn dịch do sữa mẹ truyền sang chống bệnh trong thời gian đầu.
  b. Điều trị bệnh
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau:
-         Clorfenicol, liều 1ml/20 kg thể trọng
-         Gentamycine 20-50 mg/kg, 2 lần/ngày
-         TyloPC, TyloDC, liều 1-2 ml/10 kg thể trọng
Kết hợp thuốc bổ trợ:
-         Vitamin B1 2,5%, liều 5 ml/con/2-3 tháng tuổi
     -Vitamin C 5%, liều 5-10 ml/con/2-3 tháng tuổi, chia làm 2 lần/ngày. Liệu trình điều trị 3-5 ngày liên tục.
- Ngoài ra, dùng các loại bổ sung chất điện giải và mất nước như dung dịch glucose 5% (sinh lý ngọt), chlorua natri 0,9% (sinh lý mặn).
- Liều tiêm cho cả 2 dung dịch là 200-300 ml/con/lần/ngày (có thể tiêm riêng từng loại dung dịch hoặc pha chung 1 lần dung dịch tiêm sinh lý ngọt và sinh lý mặn, theo tỷ lệ 1/1).
- Phổi viêm sưng có ổ hoại tử màu vàng xám.
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG HEO RỪNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

II. Bệnh lở mồm long móng:
 1. Nguyên nhân:
- Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mắc bệnh chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, cừu. Bệnh do một loại virus gây ra, lây lan rất nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh làm gia súc mất sức kéo, giảm sản lượng thịt, sữa, gây sẩy thai, tỷ lệ gia súc non mắc bệnh, chết lên tới 50-60%.
2. Triệu chứng:
- Thời gian nung bệnh từ 24 - 72 giờ có khi đến 10 ngày.
- Đặc điểm chủ yếu của bệnh là con vật sốt 40 – 410C.
- Hình thành những mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, vành mũi, vành móng chân, kẽ móng và đầu vú. Mụn nước vỡ ra tạo ra các vết loét ở miệng, con vật chảy nhiều nước bọt, lúc đầu trong, lỏng, sau đục lại thành sợi.
- Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn do viêm miệng, thường hay chép miệng.
- Mụn nước ở kẽ móng chân vỡ ra, chân đau, con vật đi lại khó khăn, với điều kiện vệ sinh kém thì vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, long móng, thối móng, con vật không đi lại được, buộc phải loại thải.
- Mụn nước ở lỗ đầu vú gây viêm vú.

- Đối với con vật đang cho sữa có thể mất hẳn sữa.
3. Phòng và điều trị:
  a. Phòng bệnh:
- Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày.
- Tiêm phòng vacxin LMLM cho gia súc hàng năm (định kỳ 6 tháng một lần).
- Sử dụng trang bị bảo hộ, trước và sau khi ra vào khu vực chăn nuôi phải vệ sinh, khử trùng.
- Tiêu độc hàng ngày chuồng nuôi, chất thải của gia súc mắc bệnh, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol 2%, crezin 5%...
- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống; đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.
 Để không cho bệnh lây lan, cần phải:
- Khi nghi có gia súc mắc bệnh, phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương; không được giết mổ, vận chuyển hoặc bán chạy gia súc ốm.
- Tiêu hủy toàn bộ số lợn, dê, cừu trong cùng một ô chuồng nếu có con mắc bệnh trong ô chuồng đó. Tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh trong trường hợp ổ dịch xuất hiện lần đầu tiên. Việc tiêu hủy phải thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan thú y.
- Vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
- Cách ly triệt để gia súc mắc bệnh cho đến khi thực hiện xong các biện pháp phòng, chống dịch hoặc đến khi con vật khỏi hẳn.
  b. Điều trị bệnh:
- Ở miệng: Dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím 0,1% hoặc nước hoa quả chua như chanh, khế, bưởi…bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
- Ở móng: Rửa sạch, dùng các loại thuốc kháng sinh mỡ, cồn iốt, xanh methylen 1%, các bài thuốc nam (lá bàng, lá phèn đen, than xoan, lá trầu không…) để chống nhiễm trùng, chống ruồi muỗi.
- Ở vú: Vắt cạn sữa thường xuyên, sát trùng mụn loét bằng dung dịch thuốc tím, cồn iot hoặc xanh methylen 1%. Nếu con vật bị nặng, dùng kháng sinh như Penicillin, Streptomycin… để tiêm./
                       Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)