Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Bài đăng phổ biến

Người theo dõi

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN THỊT

     KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN RỪNG
KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC LỢN THỊT:
Chọn lợn nuôi thịt
- Lợn thịt được loại ra trong quá trình sàng lọc giống, nhũng con không đủ điều kiện làm giống như ngoại hình xấu, bệnh đã chữa khỏi, còi cọc, dị tât nhỏ, trùng huyết,…được loại ra riêng để nuôi lợn thịt.
- Lợn đã được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh (dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn,   hen suyễn, mồm long móng).
- Thời điểm chọn là từ 2 tháng tuổi có khối lượng 5 - 6 kg trở lên
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi
- Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này là: khả năng tiêu hóa còn yếu, lượng thức ăn mỗi lần ít. Da mỏng, lông thưa nên điều hòa thân nhiệt kém, dễ bị stress. Tuy nhiên giai đoạn này cơ thể phát triển rất nhanh, nhất là phát triển xương, cơ nên nhu cầu về đạm lúc này là cao nhất trong các giai đoạn sinh trưởng của lợn. tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp.
- Thức ăn cần đủ năng lượng, giàu đạm, khoáng và vitamin, có thể nấu chín để tăng tỷ lệ tiêu hóa. Bổ sung thêm virtamin bằng premin hoặc rau xanh, củ, quả... Không cho ăn các loại thức ăn kém chất lượng như: Thiu, thối, mốc, … Cho lợn ăn 3 bữa/ngày, ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau. Thức ăn thô xanh rửa sạch và cho ăn tự do không cần nấu chín.
- Cho lợn uống nước tự do, đảm bảo về số lượng và chất lượng.
- Hằng ngày phải vệ sinh chuồng trại, khu nuôi, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Giữ cho khu nuôi luôn khô ráo, thoáng mát.
- Tiêm phòng vaccin định kỳ (lúc 3 tháng tuổi cần tiêm phòng nhắc lại các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn), tẩy giun sán cho lợn
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 4 – 6 tháng tuổi
- Đặc điểm của lợn trong giai đoạn này là: khả năng tiêu hóa và hấp thu các loại thức ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Xương, cơ phát triển nhanh, hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Cuối giai đoạn này lợn bắt đầu tích lũy mỡ.
- Thức ăn cần nhiều đạm để phát triển chiều cao và dài thân, tạo khung xương cho giai đoạn nuôi tiếp theo. Có thể bổ sung một số phụ phẩm nông nghiệp vào trong khẩu phần như bỗng rượu, bã đậu, rỉ mật, thức ăn thô xanh…
- Cho lợn ăn 2 bữa/ngày. Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp sau. Thức ăn thô xanh nên rửa sạch trước khi cho ăn.
Nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt từ 6 tháng tuổi đến xuất bán
- Đặc điểm của lợn ở giai đoạn này là: Xương và cơ phát triển chậm lại, bắt đầu tăng tích lũy mỡ, tính háu ăn giảm, không thích vận động nhiều như giai đoạn lợn choai; lớp mỡ dưới da dày lên, khả năng chịu lạnh tốt vào mùa đông; ưa tắm mát, ngủ nhiều.
- Thức ăn cần giàu năng lượng, cho ăn tự do để lợn tăng trọng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Một số vấn đề thường xảy ra khi nuôi lợn thịt
- Hạn chế lợn đánh nhau: khi nhập lợn từ các đàn khác nhau thường xãy ra hiện tượng cắn nhau. Để giảm bớt hiện tượng này chúng ta cần cho tất cả lợn vào nuôi cùng một lúc, không nên bổ sung thêm lợn vào đàn đã ổn định, tránh việc ghép 1 ổ lợn vào 1 ổ lợn khác đã có sẵn trong khu nuôi. Khi thấy nhiều con xúm vào cắn 1 con thì nên chuyển con đó sang khu nuôi khác. Không nhốt lợn quá chật. Đảm bảo thông thoáng vào những ngày nắng nóng.

- Xử lý khi lợn mắc bệnh: Cách ly ngay lợn ốm để theo dõi, nếu lợn chết, đưa xác ra khỏi khu nuôi để xử lý, tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, khu nuôi thả; không bán chạy lợn ốm, không mổ lợn ốm, lợn chết; không cho thức ăn thừa của lợn bệnh cho lợn khác ăn; hạn chế đi lại hoặc vận chuyển các dụng cụ sang các khu nuôi thả khác.

                         Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                 Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét