KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC LỢN RỪNG
KĨ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ
CHĂM SÓC LỢN ĐỰC GIỐNG:
-
Lợn đực giống phải nuôi trong chuồng rộng
rãi, thoáng mát, không bị gió lùa, mưa tat, không bi trơn trượt hay quá nhám,
gồ ghề dễ làm hỏng móng, ngã què chân lợn rừng. Không nuôi nhốt chung nhiều đực
trong 1 ô để tránh chúng đánh nhau.Chuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ
phối hoặc nái đẻ đã cai sữa để mùi lợn đực kích thích lợn cái động dục và mùi
lợn cái kích thích tính hăng của lợn rừng đực.
-
Lợn
đực mới mua về phải được nuôi cách li trong thời gian tối thiểu là 4 tuần.
-
Lợn
phải nuôi trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng gió tốt.
- Lợn nuôi cách li phải được theo dõi
tình trạng sức khoẻ hàng ngày.
- Tiêm phòng vaccine theo đúng quy
định của thú y.
- Đặc biệt chọn con có lông bờm dựng
đứng chạy dài từ cổ tới lưng, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Nên mua lúc 6
tháng tuổi và sử dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi có trọng lượng 30 - 40 kg.
- Lợn đực thành thục về tính khá sớm:
3 - 4 tháng tuổi là đã có phản xạ giao phối và phóng tinh.
- Chọn lúc 5 - 6 tháng tuổi và có thể
sử dụng khi chúng khi được 7 - 8 tháng tuổi nhưng thường sử dụng tốt khi chúng
đạt 10 tháng tuổi trở lên.
- Nhu cầu dinh dưỡng protein 13%.
-
Tiêu
chuẩn khẩu phần: Thức ăn tinh: 0,8kg/con/ngày đêm, thức ăn xanh, thức ăn củ quả
3kg/con. Nước uống sạch, đầy đủ. 1 đực giống cho 5 nái.
- Thức ăn cho lợn rừng do con người
cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố... cho nên
ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, muối, sinh tố, cần thiết phải bổ sung
thêm đá liếm cho lợn rừng liếm tự do (lưu ý để nơi khô ráo, mát mẻ). Hỗn hợp đá
liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sun
phát 100g: đồng sun phát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g .v.v. đất sét vừa
đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.
- Thức ăn của lợn rừng nên chủ yếu là
thức ăn thô xanh. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng
vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng bị biến đổi và nhiều khi làm cho
lợn bị bệnh rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.Trong những ngày phối giống, bổ
sung cho con đực đi nhảy lợn nái 2 quả trứng sống, giá đỗ hoặc lúa nảy mầm
0,5kg/con.
- Mỗi đực giống nuôi riêng 1 ô bố trí
gần khu chuồng lợn nái tơ chờ phối. Tuổi phối tốt nhất lúc 10 – 11 tháng tuổi.
Thời gian sử dụng 4 – 5 năm.Thường xuyên chọn lọc, theo dõi khả năng sinh
trưởng và phát dục của lợn.
- Chuồng nuôi sạch sẽ thoáng mát,
nhiệt độ thích hợp.
- Kiểm tra tình hình đàn lợn thường
xuyên: sức khoẻ, lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, bạt che.
- Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh máng
ăn, máng uống, thu gom phân, làm vệ sinh chuồng.
- Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi
lợn đạt khối lượng 7 - 10kg và trước khi phối giống.
- Tiêm phòng đủ các loại vacxin theo
quy định để phòng bệnh cho lợn.
- Định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng
nuôi và dụng cụ chăn nuôi.
- Mùa đông che chắn giữ ấm cho lợn,
mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng nuôi.
- Khoảng cách giữa 2 lần khai thác
tinh phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1 - 2 lần /tuần, thời
gian sau khai thác 2 - 3 lần /tuần
- Việc sử dụng lợn đực giống phụ thuộc
về tuổi và thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc về giống, điều
kiện nuôi dưỡng chăm sóc, khí hậu. Các giống lợn rừng nuôi ở nước ta có sự thành
thục về tính sớm hơn so với các giống lợn rừng ngoại. Nhưng chúng ta không có
thể sử dụng phối giống quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chất
lượng đàn con và thời gian sử dụng dực giống...Tuổi phối tốt nhất lúc 10 – 11
tháng tuổi. Thời gian sử dụng 4 – 5 năm.
- Thời gian sử dụng của lợn đực không
quá 4 – 5 năm tuổi. Không nên sử dụng đực giống quá lâu vì nó sẽ làm giảm khả
năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần.
-
Phối
giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 5 - 7 nái.
-
Khoảng
cách giữa 2 lần phối giống của đực giống phụ thuộc rất nhiều vào tuổi, chế độ
dinh dưỡng và điều kiện thời tiết thực tế của khu vực. Thông thường, nếu nuôi
lợn đực giống đúng qui trình thì năm đầu tiên lợn có khả năng phối giống cao nhất
và chất lượng cũng tốt hơn so với lợn mới bắt đầu làm việc và lợn đực già.
- Khoảng cách giữa 2 lần phối giống
phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể cho phối 1 - 2 lần /tuần, thời gian
sau cho phối 2 - 4 lần/tuần
-
Tần
suất phối giống của lợn đực giống có thể dựa trên độ tuổi như sau:
-
Lợn từ
8 - 12 tháng tuổi: Phối 2 - 3 lần/ tuần.
- Lợn từ 12 - 24 tháng tuổi: Phối 3 -
4 lần/ tuần.
- Lợn từ 24 tháng tuổi trở lên: Phối 2
- 3/ tuần.
- Cơ quan sinh dục ngoài đã biểu hiện
rõ: cơ quan giao cấu và hai dịch hoàn, bờm lông đã xuất hiện, thể hiện tính
hăng.
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét