Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Người theo dõi

Bài đăng phổ biến

Người theo dõi

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO RỪNG

    KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO RỪNG
I- CHỌN VỊ TRÍ CHUỒNG NUÔI:
- Xây chuồng hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Mà lại đón được gió mát thổi vào mùa hè , thuận tiện cho việc che chắn vào mùa đông. Chuông nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
- Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
- Tuy nhiên, khi làm chuồng còn phải căn cứ vào đặc điểm của từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng các yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với lợn.
- Diện tích chuồng nuôi cần phải phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi lợn. Lợn đực giống, lợn nái, lợn đẻ và nuôi con nên nuôi nhốt riêng mỗi con ở một ô chuồng. Lợn hậu bị có thể nuôi nhốt chung 3 - 4 con ở một ô chuồng. Đối với hình thức nuôi lợn bán chăn thả, nuôi nhốt lợn trong vòng rào thì trong khu vực nuôi, ta xây dựng các ô chuồng với diện tích cụ thể như sau:

Loại lợn
Số con/ chuồng
Diện tích
Lợn thịt, lợn hậu bị
3 - 4
6 – 8m2/con
Lợn đực giống
1
10 - 12 m2/con
Lợn nái đẻ, nuôi con
1
30 - 35 m2/ổ
II- NGUYÊN LIỆU VÀ CÁCH  LÀM CHUỒNG TRẠI:
Có thể làm chuồng bằng tre, nứa, gỗ, xây tường gạch hoặc quây thép lưới B40….
   1- Nền chuồng
-     Nền chuồng có thể là nền đất, lát bằng gạch, láng xi măng hoặc đổ bê tông. Nền chuồng phải được đầm nén kỹ và cao hơn mặt đất khoảng 30-45cm, có độ dốc phù hợp (3 - 5%) để tránh ẩm ướt, ngập úng. Trong khi sử dụng nếu nền chuồng chỗ nào hư hỏng thì phải sửa ngay không để lâu ngày vì không an toàn cho lợn và khó sửa chửa cho sau này.
-     Nền đất: Đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng khó vệ sinh.
-    Nền lát gạch: Sạch sẽ, dễ vệ sinh nhưng một số loại gạch dễ gây trơn trượt.

-  Nền xi măng: Kiểu nền này chi phí thấp, thi công dễ dàng, dễ vệ sinh, nền chuồng nhanh khô, nhưng phải tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn. Tuy nhiên kiểu nền này dễ bị ngấm nước và lợn ủi phá gây hư hỏng. Khi nền hư hỏng rất khó sửa chửa nên phải đập bỏ làm mới.
Nền bê tông: Là loại nền chắc chắn nhưng đầu tư khá nhiều tiền.

Trang trại heo Rừng Phương Thoa đã lựa chọn nền bê  tông để xây dựng, với ưu điểm dễ vệ sinh, chắc chắn.
2. Mái chuồng
     Có thể làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Mái chuồng ngoài tác dụng che mưa nắng còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong chuồng nuôi thông thoáng và tránh mưa tạt vào.
Các kiểu mái chuồng:
- Kiểu một mái: thoáng khí, mát nhưng dễ bị mưa tạt, gió lùa, nắng dọi vào chuồng.
-  Kiểu mái lỡ: thoáng, mát, hạn chế mưa tạt, gió lùa nhưng tốn thêm chi phí lợp mái lỡ.
- Kiểu 2 mái đơn: tiết kiệm được diện tích so với chuồng mái lỡ, nhưng hơi nóng và ẩm độ trong chuồng khó thoát ra khỏi 2 mái, có thể bố trí thêm quạt hút.

Các loại vật liệu mái
Ưu điểm
Nhược điểm
Mái lá
-Nhẹ, tiết kiệm.
-Mát mẻ mùa hè ấm áp mùa đông
-quy mô chăn nuôi nhỏ.
-Tuổi thọ không cao, khoảng 1-3 năm phải thay mới.

Mái Fibro-xi măng
-Giá thành tầm trung , rẻ hơn tôn
-Nặng, mái nhiều cây chắc.
-Dễ vỡ khi bị vật lạ rơi trúng

Mái tôn
-Độ bền cao, dễ lợp
- Giá thành cao, hấp nhiệt vào mùa nắng

Kiểu mái lỡ

Kiểu một mái xuôi



3. Tường và vách ngăn:
- Thân tường: Thân tường chuồng lợn phải kiên cố vì những lợn nái khi hưng phấn sinh dục sẽ phá phách rất dữ dội. Tường đảm bảo độ cao phù hợp với từng loại lợn để lợn không nhảy ra ngoài được, không quá cao vì sẽ gây khó khăn cho người chăn nuôi khi muốn can thiệp trong chuồng.
Vật liệu: Lưới B40, tường xây, hoặc kết hợp cả 2

Kiểu vách ngăn kết hợp xây và lưới B40.


Kiểu vách ngăn xây 

4. Cửa chuồng:
- Cửa chuồng nuôi: cửa chuồng lợn có chiều rộng khoảng 50 - 60cm, cao bằng tường vách. Cửa cao hơn mặt nền 1-2cm để dễ thoát nước từ hành lang chăm sóc, nhưng không cao hơn vì lợn có thể dúi mõm vào đáy cửa để hất, gặm phá cửa.Vật liệu làm cửa có thể bằng gỗ ván, sắt hay song sắt. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và hạn chế, vì vậy tuỳ điều kiện thực tế mà người chăn nuôi chọn loại vật liệu làm cửa.

5. Hành lang
     Khi nuôi lợn với quy mô lớn, chuồng trại rộng, nên làm hành lang. Hành lang là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc lợn. Hành lang cũng là đường vận chuyển lợn từ ô chuồng này đến ô chuồng khác, hoặc chuyển lợn đi cân xuất bán. Khi xây dựng cần có độ rộng khoảng 1,0-1,5m, không bị đọng nước, đảm bảo độ ma sát tránh trơn trợt.
6. Máng ăn, máng uống
  Máng ăn được thiết kế cố định tại phía đầu chuồng, có độ cao thích hợp (12-20cm), tuỳ theo khối lượng của lợn. Chiều dài của máng được thiết kế dài 1,2-1,5m, đáy máng rộng 20-25cm. Loại máng xây cố định thì đáy máng phải cao hơn so với mặt nền 5-7cm để dễ thoát nước khi cọ rửa
      Nước uống có thể cung cấp cho lợn bằng máng được xây cố định trong chuồng hoặc hệ thống vòi nước uống tự động. Sử dụng vòi nước tự động giúp cho nguồn nước uống luôn đảm bảo sạch, cung cấp đủ nhu cầu của lợn, tránh làm lãng phí nước và hạn chế nước đổ ra nền làm chuồng bị ẩm ướt.

7. Rèm che
     Chuồng nuôi cần bố trí hệ thống rèm che để ngăn gió lùa vào chuồng, tránh cho lợn khỏi bị lạnh vào mùa đông hoặc những ngày mưa gió. Rèm che có thể sử dụng bạt, nilon, ...

8. Đèn chiếu sang, đèn bắt muỗi, đèn sưởi:
Hệ thống đèn điện được sử dụng để chiếu sáng cho đàn lợn khi cần thiết, lúc người chăn nuôi tiến hành thao tác và chăm sóc cho đàn lợn vào buổi tối hoặc khi ngoài trời có ánh sáng yếu.

Đối với các ô chuồng lợn nái chuẩn bị đẻ và nuôi con cần trải rơm khô hoặc lá khô bên trong, lợn sẽ tự làm ổ đẻ trong đó, đồng thời khi lợn đẻ cần bố trí hệ thống đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho đàn lợn con trong quá trình úm.
9- Hệ thống xử lý chất thải
Chất thải được thu gom và xử lý đúng cách để có được lượng lớn phân bón cho trồng trọt, đồng thời không gây hôi, không làm ô nhiễm đất và nước xung quanh trại. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải (phân, nước rửa chuồng, nước tắm lợn) gồm có đường mương, nhà ủ phân và các bể lắng gạn, hầm phân huỷ và túi sinh học.

Hố gas bố trí 5m/1 hố tránh tắt ống 


Hầm kín chứa nước thải


10. Sân chơi:
Trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, để lợn có sức khỏe tốt và cho chất lượng thịt thơm ngon thì lợn cần được vận động bên ngoài sân vườn hoặc những bãi đất rộng.
Khu đất chăn thả lợn được xây gạch bao quanh là tốt nhất để lợn không bị xổng ra ngoài hoặc bị trộm cắp. Nếu là khu đất rộng, có thể quây hàng rào bằng lưới B40 xung quanh thành một khu thả lợn vừa đủ, móng rào cao từ 25 - 30cm. Bên trong khu nuôi là hệ thống các ô chuồng cho lợn. Sân chơi nên trồng cây xanh để tạo bóng mát cho lợn.


             11-Làm chuồng và chống lạnh, nóng cho lợn rừng
   Không ít người nuôi lợn rừng cho rằng lợn rừng trong tự nhiên suốt đêm ngày ở ngoài trời bất chấp mưa nắng... Tuy nhiên ý nghĩ đó là sai lầm bởi vì trong tự nhiên lợn ẩn náu vào hang, hốc, gốc cây trể tránh mưa, nắng, khi đẻ chúng cũng biết vơ cây cỏ làm tổ cho con. Đương nhiên vì dựa vào thiên nhiên nên khi thời tiết khắc nghiệt chúng phải chịu nhiều tổn thất như chết con...
Tương tự, khi trời nắng và nhiệt độ lên 35 độ thì chúng tìm vào chuồng và bóng râm để tránh nắng nóng. Cũng lưu ý, loài lợn nói chung không có tuyến mồ hôi, nên cần chống nóng cho chúng.
Vậy nên khi xây chuồng cho lợn rừng, cần thiết phải đủ chỗ cho chúng tránh mưa, gió, rét, nóng.Có tường/bạt chắn gió, mưa, đủ độ rộng.Sân chơi càng lớn càng tốt.
Chống nóng: Chuồng, sân nên có bóng cây, dây leo, hoặc nắng quá phải che bằng lưới chống nóng (khi trời nắng 35oC, treo một tấm lưới đen diện tích 10m2, trên độ cao 2m, có thể giảm nhiệt độ xuống 32oC). Có thể làm bể tắm cho lợn.Lưu ý, có thể làm bể/máng xi măng, độ sâu tùy loại lợn to hay nhỏ, và có thể thay nước được.Không nên để nước lâu trong bể vì ô nhiễm. 
Chống rét: Mùa đông phải chống rét cho lợn, đặc biệt đối với lợn con. Chuồng trại nên được kín gió, nền chuồng nên lót rơm, rạ, và đặc biệt nên làm những ụ rơm treo trong chuồng để lợn có thể chui vào đó.Nếu quá rét, cần dùng đèn sưởi cho lợn con mới sinh. 
                         Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
                Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét