IV-BỆNH PHÂN TRẮNG Ở LỢN CON
- Bệnh thường xảy
ra đối với lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm
nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi như nóng lạnh thất thường, mưa nhiều,
gió bão,...
- Nguyên nhân của
bệnh thường là do lợn mẹ không được ăn đủ chất, đặc biệt là các loại khoáng
chất và vitamin làm lợn con kém phát triển, sức đề kháng yếu lại gặp lúc
thời tiết thất thường, nền chuồng ẩm ướt nên dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể
còn được gây nên bởi tình trạng chậm được bú sữa đầu, sức đề kháng giảm, một số
vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy phát triển tăng độc lực gây bệnh ở lợn con yếu.
- Khi nhiễm bệnh,
lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu chảy, da nhăn nheo,
gầy nhanh, hậu môn thường dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân màu xanh đen,
sau chuyển sang màu xám rồi cuối cùng là màu trắng. Lợn hay khát nước, đôi khi
nôn ra sữa chưa được tiêu hóa.
- Bệnh kéo dài
khoảng 2 - 7 ngày làm lợn con suy kiệt nhanh, co giật, run rẩy và chết. Tỷ lệ
chết từ 50 - 80%.
- Đôi khi cũng
gặp trường hợp lợn ở 40 - 50 ngày tuổi nhưng vẫn bị ỉa phân trắng (nếu còn bú
mẹ) nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn nhưng còi cọc
chậm phát triển.
- Để phòng bệnh,
người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc lợn mẹ đầy đủ dinh dưỡng ở giai
đoạn có thai và nuôi con. Chuồng nuối lợn con cần khô ráo, tránh gió lùa mưa
tạt và phải có sân vận động không trơn trượt. Cố gắng cho lợn con bú được sữa
đầu sớm nhất. Sớm bổ sung thức ăn cho lợn con đồng thời tiêm thuốc bổ sắt
(Dextran sắt) cho lợn con. Đối với lợn mẹ cần tiêm Autovacxin trước 1 - 2 tuần
trước khi đẻ hay cho lợn mẹ ương 3 - 4 lần sau khi đẻ.
- Khi lợn đã mắc
bệnh, dùng ngay các thuốc độc trị tiêu chảy như Neomyxin, Antidia, Becbenn,
nước sắc các loại lá quả chát như hồng xiêm, lá sim, lá ổi,... Đồng thời giữ ấm
và khô ráo chuồng.
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét