II. Bệnh lở mồm long
móng:
1. Nguyên nhân:
- Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, động vật mắc bệnh chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê,
cừu. Bệnh do một loại virus gây ra, lây lan rất nhanh, gây thiệt hại kinh tế
lớn. Bệnh làm gia súc mất sức kéo, giảm sản lượng thịt, sữa, gây sẩy thai, tỷ
lệ gia súc non mắc bệnh, chết lên tới 50-60%.
2. Triệu chứng:
- Thời
gian nung bệnh từ 24 - 72 giờ có khi đến 10 ngày.
- Đặc
điểm chủ yếu của bệnh là con vật sốt 40 – 410C.
- Hình
thành những mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, vành mũi, vành móng chân, kẽ
móng và đầu vú. Mụn nước vỡ ra tạo ra các vết loét ở miệng, con vật chảy nhiều
nước bọt, lúc đầu trong, lỏng, sau đục lại thành sợi.
- Con
vật ăn ít hoặc bỏ ăn do viêm miệng, thường hay chép miệng.
-
Mụn nước ở kẽ móng chân vỡ ra, chân đau, con vật đi lại khó khăn, với điều kiện
vệ sinh kém thì vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, long móng, thối móng, con
vật không đi lại được, buộc phải loại thải.
- Mụn
nước ở lỗ đầu vú gây viêm vú.
- Đối
với con vật đang cho sữa có thể mất hẳn sữa.
3.
Phòng và điều trị:
a.
Phòng bệnh:
- Con giống đưa
vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh
LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày.
- Tiêm
phòng vacxin LMLM cho gia súc hàng năm (định kỳ 6 tháng một lần).
- Sử dụng trang bị bảo hộ, trước và
sau khi ra vào khu vực chăn nuôi phải vệ sinh, khử trùng.
-
Tiêu độc hàng ngày chuồng nuôi, chất thải của gia súc mắc bệnh, dụng cụ chăn
nuôi bằng nước vôi đặc 10-20%, vôi bột hoặc xút 2%, formol 2%, crezin 5%...
- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước
uống; đảm bảo dinh dưỡng cho vật nuôi.
Để không
cho bệnh lây lan, cần phải:
-
Khi nghi có gia súc mắc bệnh, phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền
địa phương; không được giết mổ, vận chuyển hoặc bán chạy gia súc ốm.
- Tiêu hủy toàn bộ
số lợn, dê, cừu trong cùng một ô chuồng nếu có con mắc bệnh trong ô chuồng đó.
Tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh trong trường hợp ổ dịch xuất hiện lần đầu tiên. Việc
tiêu hủy phải thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan thú y.
- Vệ
sinh, tiêu độc khử trùng.
-
Cách ly triệt để gia súc mắc bệnh cho đến khi thực hiện xong các biện pháp
phòng, chống dịch hoặc đến khi con vật khỏi hẳn.
b. Điều trị bệnh:
-
Ở miệng: Dùng chất sát trùng nhẹ như thuốc tím 0,1% hoặc nước hoa quả chua như
chanh, khế, bưởi…bóp lấy nước xoa vào niêm mạc miệng. Cho ăn thức ăn mềm, dễ
tiêu hóa.
- Ở móng: Rửa
sạch, dùng các loại thuốc kháng sinh mỡ, cồn iốt, xanh methylen 1%, các bài
thuốc nam (lá bàng, lá phèn đen, than xoan, lá trầu không…) để chống nhiễm
trùng, chống ruồi muỗi.
- Ở vú: Vắt cạn
sữa thường xuyên, sát trùng mụn loét bằng dung dịch thuốc tím, cồn iot hoặc
xanh methylen 1%. Nếu con vật bị nặng, dùng kháng sinh như Penicillin,
Streptomycin… để tiêm./
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét