PHÒNG BỆNH CHO
LỢN RỪNG
I-Vệ sinh chuồng trại:
-
Sát trùng chuồng trại là việc làm nhằm giảm mật độ VSV có hại trong chuồng nuôi
không cho chúng phát triển đến mức có thể gây thành bệnh cho lợn rừng. Việc
định kỳ sát trùng chuồng trại giúp môi trường chăn nuôi sạch sẽ, rất ít vi sinh
vật có hại, nhờ đó sức khỏe lợn nuôi tốt hơn, tăng trưởng tốt, ít bệnh, ít tốn
thuốc thú y.
- Trước khi đưa lợn vào khu chuồng nuôi, cần tiến hành vệ sinh sát trùng
tẩy uế khu vực chuồng nuôi và xung quanh. Sau đó để trống 5 đến 7 ngày để rồi
mới được nhập đàn mới vào chuồng nuôi.
- Mỗi trang
trại cần phải có một khu vực nuôi tân đáo dành cho lợn mới nhập. Khu cho heo mới phải nằm cách đàn đang nuôi gần nhất tối thiểu 10m và lợn mới nhập cần được
nuôi trong khu vực này tối thiểu >= 21 ngày.
- Trong thời
gian nuôi lợn mới nhập, tất cả các cá thể cần được theo dõi chặt chẽ về tình trạng
sức khỏe, các dấu hiệu lâm sàng, không được bổ sung bất kỳ loại kháng sinh hay
chất kích thích sinh trưởng nào vào thức ăn.
- Các loại
thuốc sát trùng thông dụng, hiệu quả và rẻ tiền hiện nay đều có thể dùng như
Javel, xút ( NAOH), vôi bột, iot, nước ozon, Clorine,…..
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, tránh mùi hôi thối, sinh ruồi muỗi, ảnh hưởng đến vật nuôi.
- Đối với chuồng heo con nên vệ sinh thường xuyên, đảm bảo luôn kho ráo, tránh ẩm ướt.
II- Nuôi cách ly gia súc bị ốm:
- Khi phát hiện thấy lợn bị bệnh thì dùng
thuốc liều cao, sau vài ngày bệnh thuyên giảm có thể hạ liều để kích thích cơ
thể hoạt động tạo miễn dịch và ít gây độc cho cơ thể.
- Tất cả các
trang trại phải có khu chuồng nuôi cách ly nhằm cách ly những lợn có biểu hiện
làm sàng của bệnh.
- Khi phát
hiện lợn bị ốm phải lập tức cách ly lợn này khởi đàn tại khu nuôi cách ly.
- Với lợn
đang nuôi tại khu cách ly, phải được điều trị tích cực và theo dõi chặt chẽ,
tiên lượng chính xác tình trạng bệnh xúc để có hướng giải quyết chính xác kịp
thời.
- Lợn nuôi
tại khu cách ly, sau khi điều trị khởi bệnh ít nhất 10 ngày mới được nhập vào
đàn cũ.
- Tích cực
tiêu độc tẩy uế chuồng trại, tiêu hủy bệnh phẩm do lợn bệnh bài tiết. Biện pháp
này nhằm ngăn cản mầm bệnh không xâm nhập từ môi trường ngoài vào cơ thể và
cũng cắt đứt nguồn lây nhiễm vào những lợn lành mạnh khác.
III- Vệ sinh người chăn nuôi và khách thăm trại:
* Đối với khách tham quan:
- Hạn chế tối đa khách vào thăm trại. Phải đặt biển "Không phận sự
miễn vào" ở cổng trại nhằm cảnh báo, hạn chế khách vào trại.
- Tại cổng trại phải có hố chứa dung dịch thuốc
sát trùng dành cho người lội qua trước khi vào trại.
- Có phòng thay quần áo và đi ủng của trại
trước khi vào thăm khu chăn nuôi.
* Đối với người chăn nuôi:
- Toàn bộ những người tham gia trực tiếp sản
xuất dưới trại đều phải được trang bị bảo hộ lao động đảm bảo an toàn vệ sinh
thú y và bảo hộ lao động.
-
Mỗi khu có dụng cụ và đồ bảo hộ riêng. Không dùng chung với nhau.
-
Thường xuyên vệ sinh dụng cụ và đồ bảo hộ.
- Không thường xuyên đi lại giữa các trang trại
chăn nuôi khác nhau.
IV- Vệ sinh thức ăn, nước uống
- Cho lợn ăn thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Không dùng thức ăn bị ôi,
mốc cho lợn, kiểm soát chặt chẽ các chất bổ sung trong thức ăn.
- Cần vệ sinh
máng ăn của lợn thường xuyên, không để thức ăn còn thừa trong máng quá lâu.
- Cần cung cấp
đủ nước sạch cho lợn. Nước uống đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn và kim
loại nặng. Không dùng nước sông ngòi, ao, hồ cho lợn uống.
- Định kỳ
kiểm tra thức ăn, nước uống cho lợn tuỳ theo tình hình cụ thể từng vùng, từng
trang trại. Trong trường hợp cần thiết phải kiểm tra ngay.
V- Tiêm vacxin cho lợn:
- Nên tiêm phòng vacxin cho lợn đúng thời gian, đúng liều theo lịch vacxin của địa phương.
Tham khảo: Lịch chích vacxin cho lợn ở mục " Lịch tiêm vacxin"
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét