BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
1. Bệnh
sán lá ruột lợn
a.
Nguyên nhân
- Bệnh sán lá ruột lợn sán lá ký
sinh ở ruột gây ra. Sán hình lá, có màu đỏ hồng, kích thước dài 0,2 – 0,7 cm,
rộng 0,8 – 0,2 cm.
- Sán trưởng thành đẻ trứng ở trong
ruột. Trứng theo phân ra ngoài, nở thành ấu trùng có lông (mao ấu), ấu trùng
chui vào ốc ký chủ trung gian, phát triển qua 4 giai đoạn thành vĩ ấu (ấu trùng
có đuôi). Vĩ ấu chui ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén. Kén bám vào các cây cỏ
thủy sinh. Lợn ăn rau thủy sinh có kén vào ruột, kén sẽ nở ra sán non. Sán non
phát triển thành sán trưởng thành trong ruột và gây bệnh cho lợn.
b- Triệu chứng, bệnh tích:
-Triệu chứng: Lợn mắc bệnh triệu chứng thường không rõ. Những
con nhiễm nặng, sán có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây nôn. Độc tố của sán
tác động lên niêm mạc ruột gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột ỉa chảy. Do sán
chiếm đoạt chất dinh dưỡng nên khiến
lợn còi cọc, tăng trọng kém.
- Bệnh tích: Niêm mạc ruột sần sùi,
tăng sinh, viêm loét do tác động của sán lá.
c.
Phòng và điều trị
-
Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc
60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh
thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị
bệnh: Tẩy sán cho lợn bằng Handertin B, Dovenix.
2. Bệnh
giun đũa lợn
a.
Nguyên nhân
- Do giun đũa ký sinh ở ruột non của
lợn gây nên. Giun đũa lợn màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn. Giun
trưởng thành dài khoảng 12 – 30cm.
- Giun trưởng thành đẻ trứng trong
ruột lợn, trứng theo phân ra môi trường bên ngoài, phát triển thành ấu trùng
trong trứng gọi là trứng cảm nhiễm. Lợn ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ bị nhiễm
giun đũa.
b. Triệu chứng, bệnh tích
-
Triệu chứng: Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi bị nhiễm giun thường rối loạn tiêu
hóa, gầy còm, chậm lớn, xù lông, da thô. Các trường hợp nhiễm giun nặng, lợn có
thể bị tắc ruột, đau bụng và gây chết lợn. Lợn trưởng thành triệu chứng không
rõ ràng.
- Bệnh tích: Ở gan và phổi có nhiều điểm hoại tử
khi ấu trùng giun đũa di hành đến đó. Giun đũa trưởng thành gây tổn thương và
viêm tăng sinh niêm mạc ruột
c- Phòng và điều trị
-
Phòng bệnh: Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần đối với lợn lớn. Lợn con tẩy lúc
60 ngày tuổi. Ủ phân theo phương pháp sinh học, diệt ký chủ trung gian, vệ sinh
thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, nơi chăn thả lợn.
- Trị
bệnh:
-
Dùng một thuốc sau để tẩy giun:
ivermectin:
Liều 0,3 mg/kg thể trọng, tiêm bắp.
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét