MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VACXIN CHO HEO RỪNG
Đối tượng tiêm phòng:
- Thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm đối với tất cả heo trong trại.
- Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vaccine đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vaccine (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
- Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vaccine chết.
- Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
- Vaccine phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
Một số lưu ý:
- Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vaccine. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vaccine cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn). Cũng không nên tiêm vaccine virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
- Một số trường hợp khi tiêm vaccine cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
- Thực hiện tiêm phòng định kỳ hàng năm đối với tất cả heo trong trại.
- Ở nơi bệnh đang phát thì không được tiêm vaccine đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vaccine (nhưng ở vị trí khác nhau trên cơ thể).
- Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vaccine chết.
- Nên tiêm phòng cho heo trước 15 – 20 ngày trong trường hợp vận chuyển heo đi xa và sau 20 – 30 ngày trong trường hợp nhập heo từ nơi khác về.
- Vaccine phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
Một số lưu ý:
- Tình trạng sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vaccine. Chỉ tiêm phòng khi heo có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó heo mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vaccine cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress (mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, xổ giun, thay đổi khẩu phần thức ăn). Cũng không nên tiêm vaccine virus nhược độc cho heo mang thai ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên).
- Một số trường hợp khi tiêm vaccine cho những con có thể trạng tốt nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch của những con đó vẫn kém. Điều này có thể do điều kiện ngoại cảnh đã tác động làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó mầm bệnh vẫn có thể xâm nhiễm và gây bệnh cho vật nuôi.
Trước khi sử dụng bất cứ lọ
vaccine nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:
- Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
- Tên vaccine (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
- Số lô, số liều sử dụng
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
-Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
Những hư hỏng trong lọ vaccine:
- Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
- Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
- Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vaccine có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vaccine có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vaccine nhũ hóa hay vaccine keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vaccine đã bị hư hỏng không sử dụng được).
- Thông tin trên nhãn: (Những chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng)
- Tên vaccine (có đúng với nhu cầu sử dụng không)
- Số lô, số liều sử dụng
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng
-Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản
Những hư hỏng trong lọ vaccine:
- Nút: chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp sáp phủ bên ngoài.
- Lọ thủy tinh có bị rạn nứt không
- Tình trạng thuốc trong lọ: màu sắc có bình thường không, vaccine có bị vón không, có vật lạ trong lọ không (bụi than, côn trùng, sợi bông…), khi lắc lọ vaccine có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia thành 2 lớp (nếu vaccine nhũ hóa hay vaccine keo phèn vẫn chia thành 2 lớp khi lắc là vaccine đã bị hư hỏng không sử dụng được).
- Khử trùng các
dụng cụ dùng để pha chế vaccine bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch
(nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng.
- Sát trùng bằng cồn 70 độ tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút của lọ chứa vaccine.
- Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vaccine (nhất là vaccine sống nhược độc).
Liều sử dụng vaccine:
Cần sử dụng vaccine (cho uống, hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vaccine virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vaccine vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau. Sau 2-3 tuần vacxin mới có hiệu lực tạo kháng thể.
Bảo quản vaccine:
- Vaccine phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vaccine nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, đối với vaccine còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vaccine sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
Phản ứng sau khi tiêm vaccine:
- Sau khi tiêm vaccine, Heo có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vaccine, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm.Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.
- Tiêm vaccine còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). heo thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì heo có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin./
- Sát trùng bằng cồn 70 độ tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút của lọ chứa vaccine.
- Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vaccine (nhất là vaccine sống nhược độc).
Liều sử dụng vaccine:
Cần sử dụng vaccine (cho uống, hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine, nếu tiêm liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ. Đối với vaccine virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật, còn đối với vaccine vi khuẩn phải dùng theo thể trọng hay theo tuổi mà cho các liều khác nhau. Sau 2-3 tuần vacxin mới có hiệu lực tạo kháng thể.
Bảo quản vaccine:
- Vaccine phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp là 20 - 25°C. Vaccine nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (-15°C) trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 1 - 4°C.
- Phải hủy bỏ vaccine quá hạn dùng, đối với vaccine còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vaccine sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng bệnh sau này.
Phản ứng sau khi tiêm vaccine:
- Sau khi tiêm vaccine, Heo có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vaccine, tiêm vào cơ thể đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chổ tiêm là sưng, nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm.Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh.
- Tiêm vaccine còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). heo thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da. Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì heo có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin./
Trang trại heo rừng Phương Thoa -Bình Định
Liên hệ: 034 509 59 89 hoặc 093 197 59 89 ( Anh Phương)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét